Thứ Hai, 17 tháng 8, 2009

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI


Nguyễn Minh Tuấn

Những con số dưới đây là những con số đưa ra để chúng ta cùng nhìn lại và suy ngẫm.

I. Những số liệu về Đại biểu Quốc hội Việt nam
1. Cơ cấu, số liệu Đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa XII:

Tổng số ĐBQH Việt Nam Khóa XII là 493 người:
- 31,03% đại biểu Quốc hội ở các cơ quan trung ương;
- 68,97% đại biểu Quốc hội ở địa phương;
- 17,65% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 25,76% đại biểu là phụ nữ;
- 8,72% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 13,79% đại biểu là trẻ tuổi;
- 27,59% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XI tái cử;
- 95,99% đại biểu Quốc hội trình độ đại học và trên đại học;
- 3,20% đại biểu thuộc khối doanh nghiệp;
- 29,41% đại biểu hoạt động chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội;
- 0,20% đại biểu là người tự ứng cử.
(Nguồn: Trung tâm bồi dưỡng ĐBQH, Ban Công tác đại biểu - Ủy ban thường vụ Quốc hội, có thể truy cập tại website: http://ttbd.gov.vn/Default.aspx?tabid=217)


2. Hoạt động phí:
Trích nguyên văn theo Nghị quyết của UBTVQH số 1157/NQ-UBTVQH11 ngày 10/07/2007:
Ngoài quy định "Đại biểu Quốc hội được cấp hoạt động phí hàng tháng bằng hệ số 1,0 của mức lương tối thiểu" theo Quy chế hoạt động của ĐBQH và ĐĐBQH; chế độ bồi dưỡng cho ĐBQH theo các quy định ở trên, ĐBQH còn được chi hỗ trợ như sau:
- Dự họp Quốc hội được hỗ trợ tiền điện thoại theo mức khoán 450.000 đ/đại biểu/kỳ họp. Riêng đại biểu công tác tại Hà nội: 300.000 đ/đại biểu/kỳ họp.
- Chi mỗi ĐBQH tự nghiên cứu hoặc thuê chuyên gia để tham gia ý kiến vào các dự án luật. Đối với các dự án luật thông qua tại kỳ họp của Quốc hội, mức chi: 400.000 đồng/1dự án Luật, 300.000 đồng/1dự án Luật sửa đổi, bổ sung. Mức chi đối với các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tính bằng 1/2 mức trên.
- Một nhiệm kỳ Quốc hội, mỗi ĐBQH được cấp tiền may 02 bộ trang phục (lễ phục) với mức chi 2.500.000 đồng/bộ.
- Chi hỗ trợ phương tiện đi lại: ĐBQH chuyên trách ở trung ương không giữ chức vụ được bố trí xe chung phục vụ (2 đại biểu chuyên trách/1 xe). Trường hợp không có xe chung phục vụ hoặc không đi xe chung thì được hỗ trợ tiền thuê phương tiện đi lại hàng ngày từ nơi ở đến nơi làm việc (trụ sở cơ quan, nơi hội nghị, hội họp trong phạm vi nội thành, nội thị) với mức khoán 2.500.000 đ/ tháng.
- Chi hỗ trợ tiền thuê nhà: ĐBQH được điều động về trung ương làm nhiệm vụ chuyên trách, không có nơi ở riêng phải thuê nhà thì được hỗ trợ tiền thuê nhà với mức 2.500.000đ/tháng.
- Các tài liệu ĐBQH được cấp quy định tại điều 37 Quy chế hoạt động của ĐBQH và ĐĐBQH: Công báo, báo Nhân dân, báo địa phương, báo Người Đại biểu nhân dân, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, phí khai thác internet được cấp theo mức khoán: 700.000 đồng/người/tháng (mức khoán này áp dụng cho cả các chức danh không là ĐBQH, có chức danh được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm từ 1,25 trở lên ).
(Lưu ý:
Ngày 06/04/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2009/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu chung. Theo đó, từ ngày 01/05/2009, thực hiện mức lương tối thiểu chung là 650.000 đồng/tháng, thay cho mức 540.000 đồng/tháng)

II. Tham khảo cơ cấu, số lượng nghị sĩ và mức lương ở một số quốc gia khác:

1. Cộng hòa Liên bang Đức hiện nay:
a. Cơ cấu, số lượng Nghị sĩ (Abgeordnete) của Hạ viện (Bundestag):
Nghị sĩ là thành viên Đảng SPD 249
Nghị sĩ là thành viên Đảng CDU/CSU 247
Nghị sĩ là thành viên Đảng BÜNDNIS 90/DIE GRÜNEN 55
Nghị sĩ là thành viên Đảng FDP 47
Nghị sĩ tự do (fraktionslos) 3
Tổng số 601
b. Về mức lương:
Điều 48, khoản 3 Luật cơ bản của Đức qui định Nghị sĩ được trả lương xứng đáng để đảm bảo tính độc lập của mình.
Ngoài những ưu đãi đặc biệt, từ năm 1977, mức lương của Nghị sĩ đã rất cao là 7.500 DM một tháng, tương đương thu nhập một thẩm phán ở Tòa liên bang (nhóm lương R6).
Hiện nay, mức lương của Nghị sĩ là 7.009 Euro/1 tháng (Khoảng 175 triệu tiền Việt/1 tháng). Các nghị sĩ hạ viên Đức đang đấu tranh quyết liệt để đạt được mức cao hơn trong năm tới.
(Nguồn: truy cập tại website Deutscher Bundestag: http://webarchiv.bundestag.de/cgi/show.php?fileToLoad=215&id=1041.
Truy cập ngày 17/08/2009).

2. Nghị sĩ Nghị viện Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:
a. Tổng quan:
+ Thượng viện (Senate)
Tổng số 100, đa số thuộc về Đảng dân chủ (58/100).
Trong đó:
Thượng nghị sĩ Đảng dân chủ: 58 Democratic Senators
Thượng nghị sĩ độc lập: 2 Independent Senators
Thượng nghị sĩ đảng cộng hòa: 40 Republicant Senators
+ Hạ viện (House of Representatives) - Tổng số 433, đa số thuộc về Đảng dân chủ (255/433).
Trong đó:
Hạ nghị sĩ Đảng dân chủ: 255;
Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa: 178.
Khuyết (Vacant): 2
(Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/111th_United_States_Congress#House_of_Representatives_3. Truy cập ngày 17/08/2009)

(Ảnh minh họa: Một phiên họp của Hạ viện Mỹ (The US House of Representatives)

b. Mức lương:
Ngoài những ưu đãi đặc biệt, mức lương từ 2008 của Nghị sĩ Mỹ là 169.300 Đô la Mỹ một năm (Khoảng 14.108 đô la Mỹ mỗi tháng, khoảng hơn 238 triệu tiền Việt/1 tháng).
Từ tháng 1/2009 mức lương là 174.000 đô la Mỹ một năm (Khoảng 14.500 đô la Mỹ một tháng, khoảng 246 triệu tiền Việt/1 tháng)
Ngoài ra, lãnh đạo Đảng chiếm đa số hay thiểu số trong Nghị viện còn được hưởng mức lương cao hơn là 193.400 đô la Mỹ/ 1 năm.
(Nguồn: http://usgovinfo.about.com/od/uscongress/a/congresspay.htm.
Truy cập ngày 17/08/2009)

NMT