Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

LỊCH SỬ LẬP HIẾN Ở ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 1/2012, tr. 60 - 63

Hiến pháp của CHLB Đức hiện nay là một trong những bản Hiến pháp nổi tiếng thế giới về tính chặt chẽ, khoa học và những đặc trưng nổi bật của nhà nước pháp quyền hiện đại. Không thể từ hư vô hay nhờ sao chép từ một bản Hiến pháp của nước khác mà có được những thành tựu ấy. Sản phẩm lập hiến hiện hành thực sự là sự kết tinh của cả một quá trình dài, thậm chí rất dài, sàng lọc, gắn kết những giá trị lập hiến của nhân loại với những đặc trưng riêng độc đáo của Hiến pháp Đức. Bài viết dưới đây sẽ tiếp cận Hiến pháp Đức từ góc nhìn lịch sử, nhằm chỉ ra những giá trị cốt lõi của bản Hiến pháp này.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

CÁC VẤN ĐỀ NÓNG VỀ CHÍNH TRỊ Ở ĐỨC ĐƯỢC MINH BẠCH HÓA NHƯ THẾ NÀO?

Ảnh: Statista 2012
Nguyễn Minh Tuấn
Ở Đức, từ năm 1977 đến nay, vào tối thứ sáu cuối cùng mỗi tháng có một chương trình truyền hình rất đặc biệt được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia ZDF chương trình Politbarometer. Đây là chương trình công bố công khai kết quả thăm dò ý kiến của người dân Đức về các vấn đề chính trị quan trọng trong tháng.
Các vấn đề hệ trọng như uy tín của từng Đảng phái chính trị; uy tín của Thủ tướng, Tổng thống, Chủ tịch các Đảng; các chủ đề nóng đang diễn ra; kết quả bầu cử v.v...sẽ được phát sóng một cách công khai trên chương trình này.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

CƠ SỞ CHO NIỀM TIN

Thời điểm sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thời khắc đặc biệt đáng nhớ trong lịch sử Việt nam.
Thời khắc này đáng nhớ ít nhất bởi hai lẽ: chưa lúc nào trong lịch sử, chúng ta lại nghèo khó đến như thế nhưng cũng chưa có lúc nào trong lịch sử, chúng ta lại có NIỀM TIN đối với chính quyền, với tương lai của đất nước lớn lao đến như thế. 

Hãy cùng nhớ lại, sau Cách mạng, quốc khố lúc đó gần như trống rỗng, cả kho bạc chỉ còn 1,2 triệu đồng, quá nửa trong số đó là tiền rách, nát, không tiêu được. Vậy mà chỉ trong Tuần lễ Vàng, trong một thời gian rất ngắn, nhân dân đã quyên góp được 20 triệu đồng và 370 kilôgam vàng. Đáng lưu ý là riêng gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) đã ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng lâm thời lúc đó là 5.147 lượng vàng, một số tiền gấp đôi ngân khố của cả nước bấy giờ. 

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

TRƯỜNG PHÁI PHÁP LUẬT LỊCH SỬ Ở ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Số 5 (289) 2012, đăng ngày 14/5/2012, tr. 39–47, đường link mục lục tạp chí tại đây.
 
Trường phái pháp luật lịch sử (die historische Rechtsschule) là trường phái pháp luật lớn, phát triển mạnh nhất ở Đức trong suốt thế kỷ XIX. Mở đầu cho sự ra đời của trường phái pháp luật lịch sử này là cuộc tranh luận khoa học giữa hai nhà luật học Thibaut (17721840) và Savigny (17791861) về vấn đề pháp điển hóa Bộ luật dân sự thống nhất của nước Đức. Những học giả của trường phái pháp luật lịch sử, mà người sáng lập là Savigny đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển khoa học pháp lý ở Đức, trong đó quan trọng nhất là việc xây dựng một phương pháp tiếp cận pháp luật mới, khảo cứu một cách toàn diện, có hệ thống Luật La Mã và thực tiễn áp dụng ở thời trung cổ để đưa ra những đóng góp tích cực vào quá trình pháp điển hóa Bộ luật dân sự của Đức năm 1900.