Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

VIỆT - ĐỨC ALUMNITALK: "CẢI CÁCH HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM - NHỮNG KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN"

Nguồn (Quelle):
Website của GS.TS. Thomas Schmitz,
truy cập đường link gốc tại địa chỉ:
http://www.thomas-schmitz-hanoi.vn/

Hơn hai thập niên sau khi ban hành Hiến pháp năm 1992, Việt Nam mong muốn hóa giải những thách thức phải đối diện trong thế kỷ XXI trước tiên bằng việc cải cách toàn diện Hiến pháp. Việc làm này nhằm tạo ra những cơ sở tốt hơn nữa cho việc phát triển một nhà nước pháp quyền, nhà nước hợp hiến, ổn định và bền vững. Đầu năm 2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã chính thức công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Từ thời điểm đó đến mùa thu năm nay đã có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi, rộng rãi, công khai và dân chủ về sửa đổi Hiến pháp. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội Việt Nam đã thông qua bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, mà về cơ bản dựa trên cơ sở của bản dự thảo công bố ngày 17 tháng 10 năm 2013. Vậy đợt sửa đổi Hiến pháp này đã có những điểm mới quan trọng nào và những vấn đề gì vẫn chưa được ghi nhận? Liệu những sửa đổi này đã đáp ứng được kỳ vọng của các cuộc thảo luận về sửa đổi Hiến pháp? Đây chính là nội dung trọng tâm của cuộc Hội thảo Việt - Đức dành cho các cựu lưu học sinh đã từng học tập tại Đức vào ngày 12 tháng 12 năm 2013 tại Viện Goethe, Hà Nội. 

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

ÁN OAN 10 NĂM VÀ LỜI NHẮC "CÔNG BỘC"

    TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam,
đăng ngày 8/11/2013,
truy cập đường link gốc tại đây

Thượng tôn pháp luật là không có ai ở trên pháp luật và cũng không có ai không được pháp luật bảo vệ.
Ngày nào cũng cần là Ngày pháp luật
Bắt đầu từ năm nay, ngày 9/11 được chọn là Ngày pháp luật VN [1]. Khi ngày kỷ niệm đang đến gần cũng là lúc trên các phương tiện thông tin đại chúng tràn ngập hình ảnh người tù oan 10 năm vừa được trở về nhà. Sự việc này càng khiến chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của Ngày pháp luật.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

ƯỚC MONG NGÀY NÀO CŨNG LÀ NGÀY PHÁP LUẬT

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 5/11/2013,
truy cập đường link gốc tại đây

Năm nay ở Việt Nam lần đầu tiên có một ngày có tên là “Ngày Pháp luật”.1 Một trong những khẩu hiểu của “Ngày Pháp luật” năm nay là: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"2
Cá nhân tôi trộm nghĩ: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" là việc đương nhiên, tại sao lại cần phải có khẩu hiệu? Phải chăng, nêu khẩu hiệu như vậy có nghĩa rằng việc “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” còn chưa có hoặc đang ở rất xa?

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

CÁC BẢN HIẾN PHÁP LÀM NÊN LỊCH SỬ


Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử
Biên soạn và giới thiệu:
Albert P. Blaustein
Jay A. Sigler

Dịch giả: Võ Trí Hảo, Hà Quế Anh, Nguyễn Minh Tuấn, Khánh Phương

Hiệu đính: Võ Trí Hảo, Nguyễn Minh Tuấn, Đoàn Hồng Hạnh, Cao Xuân Phong, Thanh Tâm, Quang Hồng


"Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử" là một trong những cuốn sách được biên soạn công phu và giới thiệu đầy đủ nhất về lịch sử phát triển, cũng như các khuynh hướng phát triển của Hiến pháp trên thế giới.
Cuốn sách nổi tiếng này được hai tác giả Albert P. Blaustein Jay A. Sigler biên soạn. Đây là công trình tập hợp và giới thiệu đầy đủ nhất về các dòng chảy đa dạng, các nguyên lý của Hiến pháp trên thế giới. Không chỉ những bản Hiến pháp của Phương Tây, mà cả những bản Hiến pháp có tính chất mở đầu cho những cuộc cải cách lớn ở Phương Đông, ví dụ như Hiến pháp Meiji của Nhật Bản, Hiến pháp Trung Hoa cũng được giới thiệu, phân tích đầy đủ trong cuốn sách này.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

BƯỚC ĐI MẠNH MẼ CỦA DÂN CHỦ

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam,
đăng ngày 20/9/2013,
truy cập đường link gốc tại đây
Dân chủ trong thế kỷ XXI phải là dân chủ thực chất. Dân chủ chẳng những chấp nhận sự khác biệt, mà còn lấy sự khác biệt, tính đa dạng trong nhân cách để làm nền tảng cho sự phát triển.

Cội nguồn của khái niệm dân chủ bắt nguồn từ thời cổ đại ở Aten (Hy Lạp). Dân chủ theo gốc tiếng Hy Lạp là ''demokratia", nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân.[1] Abraham Lincoln cũng tuyên bố dân chủ là một chính quyền của dân, do dân và vì dân (a government of the people, by the people, for the people), đối lập với chế độ độc tài.[2]
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập như hiện nay, cũng giống như nhiều vấn đề chính trị - pháp lý khác, vấn đề dân chủ cũng có nhiều thay đổi trong cách quan niệm. Nhiều nhà khoa học cho rằng trong thế kỷ XXI, chúng ta đã và sẽ chứng kiến những thay đổi quan trọng liên quan đến vấn đề dân chủ như sau:

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

SỰ CÔNG BẰNG LUÔN GÂY RA TRANH CÃI

công bằng, bình đẳng, pháp quyền
Tôi còn nhớ trong một bài giảng môn Triết học pháp luật (Rechtsphilosophie) về sự công bằng. Khi bắt đầu bài giảng, Giáo sư trường tôi theo học đã đưa cho các bạn sinh viên giải một bài tập. Bài tập đó như sau:
Một gia đình có ba người con trai A, B và C. A và B là những người thợ thủ công. C không có nghề nghiệp gì. Để giúp C trong công việc chăn nuôi ngựa, A đã tặng cho C 5 con ngựa từ tổng số 30 con mà A có. B đã cho C 1 con ngựa từ tổng số 3 con mà B có. Trong suốt 8 năm chăn nuôi, trong khi A và B liên tục gặp thất bại thì C đã liên tục thành công và đến thời điểm C qua đời đột ngột không để lại di chúc, C có tất cả là 132 con ngựa. 
Giáo sư đặt câu hỏi: Theo anh/chị, chia như thế nào để đảm bảo sự công bằng?

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

GEWALTENTEILUNG IM DEUTSCHEN GRUNDGESETZ – EIN VORBILD FÜR VIETNAM (Phân quyền trong Luật cơ bản Cộng hòa liên bang Đức và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam)


(Quelle: DAAD Alumni Treffen, Hanoi, 2013, http://www.daadvn.net/download/130510_Alumni-Treffen/Gruppenfoto_l.jpg)

Beitrag von Dr. iur. Nguyen Minh Tuan (Juristische Fakultät, Vietnam Nationaluniversität, Hanoi), DAAD Alumni Workshop: Die Verfassungsreform aus der Perspektive der Rechtswissenschaft - eine Alumni-Debatte (10.–12.05.2013) 
(Bài viết của tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội, tham gia Hội thảo DAAD: Cải cách Hiến pháp từ góc nhìn khoa học pháp lý - Thảo luận giữa các cựu sinh viên [Tổ chức từ ngày 10.05.2013 đến ngày 12.05.2013])

1). In Deutsch (Tiếng Đức) Gewaltenteilung im deutschen Grundgesetz ein Vorbild für Vietnam
2). In Vietnamesisch (Tiếng Việt) – Phân quyền trong Luật cơ bản Cộng hòa liên bang Đức và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
3). Präsentation in Deutsch (Thuyết trình Tiếng Đức), zum Download zur Verfügung unter:  
http://www.thomas-schmitz-hanoi.vn/Downloads/DAAD-Workshop_Verfassungsreform_Nguyen-Minh-Tuan-ppt.pdf

HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC ĐƯƠNG ĐẠI



Nguyễn Minh Tuấn
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều tài liệu khác nhau giới thiệu về vấn đề "hình thức nhà nước". Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau nên nhiều cuốn sách, kể cả giáo trình Lý luận về nhà nước hiện nay cũng chưa thể hiện hoặc thể hiện nhưng chưa thực sự đầy đủ, toàn diện những tiêu chí phân chia, cũng như những biểu hiện đa dạng về hình thức nhà nước đương đại. Có thể nói hình thức nhà nước là một nội dung quan trọng trong hệ thống các kiến thức cơ bản về lý luận nhà nước. Hình thức nhà nước trên thế giới rất đa dạng, phức tạp và liên tục có sự biến đổi không ngừng. Để giúp học viên có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn, trong bài viết dưới đây, tác giả chia sẻ những thông tin về các cách quan niệm, cũng như sự đa dạng của những hình thức nhà nước đương đại trên thế giới.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

ĐI TÌM MỘT ĐỊNH NGHĨA DUY NHẤT VỀ NHÀ NƯỚC?

Nguyễn Minh Tuấn


Từ xưa đến nay, các vấn đề về nhà nước luôn là tâm điểm tranh luận của triết học, luật học, chính trị học trên thế giới, bởi lẽ nhà nước là một hiện tượng xã hội rất phức tạp, đa dạng, và đặc biệt luôn vận động và thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu không có sự nhận thức toàn diện về nhà nước, thì khó có thể quản lý xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững và vì con người. Do vậy, việc xem xét, đánh giá về các học thuyết, tư tưởng khác nhau về nhà nước, cả trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Bài viết dưới đây đưa ra các cách tiếp cận khác nhau về nhà nước, đồng thời góp bàn về xu hướng vận động của nhà nước trên thế giới hiện nay.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

LUẬN BÀN VỀ SỰ CÔNG BẰNG

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 4/9/2013,
truy cập đường link gốc tại đây

Công bằng (justice) là một khái niệm luôn gây ra sự tranh cãi. Quan niệm thế nào cho đúng về sự công bằng? Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, cần phải nhìn nhận vấn đề công bằng như thế nào, và khả năng vận dụng vào thực tế ra sao để góp phần tạo nên sự phát triển bền vững cho xã hội.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

KĨ NĂNG ĐỌC TÀI LIỆU KHOA HỌC HIỆU QUẢ


Nguyễn Minh Tuấn
SQ3R (hay còn được viết là SQRRR) là một từ viết tắt bởi 5 chữ cái đầu của 5 từ Tiếng Anh là Survey, Question, Read, Recite và Review. Đây là những từ dùng để chỉ 5 bước đọc hiệu quả, cụ thể bao gồm: Quan sát, Hỏi, Đọc, Trả bài và Xem lại. Phương pháp này được tác giả người Mỹ Francis Pleasant Robinson nêu ra trong cuốn sách học tập hiệu quả (Effective Study) năm 1946 và đến nay đã trở thành phương pháp rèn luyện kĩ năng rất nổi tiếng trên thế giới. Bài viết dưới đây chia sẻ cùng bạn đọc nội dung căn bản của phương pháp này.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUỒN GỐC VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 8 (304) năm 2013, tr. 3–9.
 
Trong lịch sử nhân loại đã có rất nhiều những học thuyết khác nhau lý giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước. Những học thuyết này rất đa dạng và khác biệt. Sở dĩ xuất hiện nhiều học thuyết như vậy trước tiên là do khả năng nhận thức của con người mỗi thời kì là khác nhau, ngoài ra quá trình hình thành nhà nước lại diễn ra rất phức tạp, đa dạng ở mỗi khu vực địa lí và mỗi một nhà nước. Bên cạnh đó, lý giải nguồn gốc nhà nước còn phản ánh ý thức hệ, trong nhiều trường hợp đã có thời cách lý giải đó chỉ nhằm phục vụ lợi ích của bộ phận những người thống trị.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

VỤ BA TRẺ SƠ SINH TỬ VONG VÀ VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM

Ảnh: Vietnamnet

Nguyễn Minh Tuấn

Dư luận trong nước đang vô cùng bức xúc và đau lòng về vụ ba trẻ sơ sinh tử vong sau khi được tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Hôm nay, một Hội đồng chuyên môn gồm những Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành của Bộ Y Tế đã tuyên bố một kết luận rất mơ hồ: „nguyên nhân tử vong do sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân…và đang chờ giám định[1]
Phải chăng chỉ cần tuyên bố „chưa rõ nguyên nhân“ và „chờ giám định“ là xong? Bộ Y Tế vốn "độc quyền" về thuốc các loại liên quan đến sống chết của bao người…nay lại kiêm luôn „độc quyền“ cả việc kết luận nguyên nhân tử vong hay sao?

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

TRIẾT LÝ PHÁP LUẬT HIỆN ĐẠI CỦA RADBRUCH

Gustav Radbruch (1878–1949)
TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 9/7/2013,
truy cập đường link gốc tại đây




Gustav Radbruch (1878–1949) là ông tổ của ngành triết học pháp luật ở Đức, đồng thời là một trong những nhà triết học pháp luật có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX. Nói đến Radbruch, người ta vẫn thường nhắc đến một bài viết rất ngắn, nhưng cũng rất nổi tiếng được xuất bản vào tháng 9/1945: bài viết “Năm phút triết học pháp luật” (Fünf Minuten Rechtsphilosophie). Chỉ với “năm phút”, nhưng Radbruch đã khái quát hóa được “năm triết lý”, “năm yêu cầu” cơ bản nhất của pháp luật hiện đại, xuất phát từ nền tảng pháp luật tự nhiên, trên cơ sở phê phán những luận điểm của trường phái thực chứng pháp luật. 

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

QUYỀN BIỂU TÌNH Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH NÀY TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Văn phòng Quốc hội, 
Số 12 (224)/ Tháng 6/2013, tr. 56-64



Biểu tình là quyền tự do của công dân. Cách ứng xử với quyền biểu tình của công dân từ phía công quyền phản ánh mức độ tôn trọng nhân dân, tôn trọng Hiến pháp. [1] Mặc dù biểu tình là một quyền hiến định, nhưng ở Việt Nam, nhiều người còn tránh dùng từ này, thậm chí còn coi đây là một chủ đề “nhạy cảm”, không nên bàn. Biểu tình có thực sự “đáng sợ” thế không? Ở các nước văn minh hiện nay người ta quan niệm và có những cách thức nào để đưa hoạt động này vào trật tự, nề nếp? Trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm lập hiến, lập pháp ở CHLB Đức, bài viết đưa ra các đề xuất hoàn thiện chế định này ở Việt Nam.

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

SÁCH LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992



Sách: Luận về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Sách tham khảo),
Nhóm tác giả: TS. Võ Trí Hảo (chủ biên), TS. Đặng Minh Tuấn, 
TS. Bùi Ngọc Sơn, ThS. Nguyễn Cảnh Bình, TS. Nguyễn Minh Tuấn; Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà nội, 2013.

"Hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhóm tác giả đã phối hợp viết một chuỗi bài có sợi chỉ đỏ liên kết, xuất phát từ nhận thức mới nhất quán về bản chất Hiến pháp là khế ước xã hội, quyền lập hiến thuộc về nhân dân, đánh giá nhu cầu sửa đổi Hiến pháp của xã hội, bối cảnh toàn cầu hóa, soi rọi từng chế định của hiến pháp hiện hành dưới góc nhìn mới, bối cảnh mới.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

CHUYỆN BẢO VỆ NHÂN PHẨM Ở ĐỨC


Đức, nhân phẩm, luậtTS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam, đăng ngày 27/6/2013, truy cập đường link gốc tại đây

Từ những đau thương và những trải nghiệm từ lịch sử, người Đức đã nhận thức được sâu sắc lý do vì sao cần phải bảo vệ nhân phẩm.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xây dựng lại  đất nước từ trong hoang tàn, đổ nát, có lẽ  nhân dân Đức là những người thấu hiểu hơn ai hết sự bạo tàn của chiến tranh, sự phi nhân tính của chủ nghĩa phát xít, cũng như hệ quả đau thương mà nó gây ra. Họ cũng là những người thấu hiểu việc bảo vệ phẩm giá của con người quan trọng và cần thiết như thế nào.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

NÉT ĐỘC ĐÁO VÀ TÍNH THỜI ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ CỦA LORENZ VON STEIN


Lorenz von Stein (1815–1890)
Nguyễn Minh Tuấn

Bắt đầu từ việc tìm đọc các giáo trình “Lý luận về pháp luật” (Rechtstheorie) và triết học pháp luật (Rechtsphilosophie) ở Đức, tôi đã biết đến học giả Lorenz von Stein (1815–1890) và quan tâm, tìm đọc các tác phẩm của ông. Có thể nói rằng càng đọc, tôi càng thấy hứng thú với cách tiếp cận và cách giải quyết nhiều vấn đề chính trị - pháp lý của Lorenz von Stein.[1]
Cùng là học giả người Đức, cùng thời với Karl Marx (1818–1883), tuy nhiên Lorenz von Stein lại có những quan điểm và cách tiếp cận khác, thậm chí trái ngược với Karl Marx. Những tư tưởng được thể hiện ở trong nhiều tác phẩm của ông, đặc biệt là tư tưởng về nhà nước và pháp luật[2], được nhiều học giả ở Đức hiện nay đánh giá rất cao, được xem là những tư tưởng phản ánh chân thực hiện thực xã hội, có tầm nhìn và mang tính thời đại.[3]

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

GIỚI HẠN CỦA CÁC QUYỀN CƠ BẢN

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 31/5/2013,
truy cập đường link gốc tại đây


Vấn đề giới hạn bằng cách thức nào và đến đâu đối với các quyền cơ bản là vấn đề phức tạp bậc nhất của khoa học Luật hiến pháp. Ở Việt Nam, chủ đề này dường như vẫn còn bỏ ngỏ, ít được bàn thảo, quan tâm. Bài viết dưới đây chia sẻ một số thông tin căn bản về phương thức giới hạn các quyền cơ bản ở CHLB Đức.
Điều 15 Khoản 2 dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992 qui định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.” Đây là một qui định rất mới, một bước tiến mới của dự thảo Hiến pháp, vì lần đầu tiên trong Hiến pháp có một qui định về giới hạn các quyền cơ bản. Tuy nhiên có thể dễ dàng thấy ngay hạn chế của qui định này là không định lượng rõ mức độ giới hạn ra sao đối với các quyền cơ bản và bỏ mặc cho công quyền tự đo lường và quyết định.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

QUYỀN BIỂU TÌNH: NÊN QUI ĐỊNH THẾ NÀO?

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, 
đăng ngày 14/3/2013, 
truy cập đường link tại đây (Dưới đây là bản gốc gửi Tia sáng)
Hiến pháp là nền tảng tạo nên sự an toàn pháp lý cho cả một hệ thống pháp luật. An toàn pháp lý trong Hiến pháp chỉ tồn tại khi người dân thấy được mình ở trong đó, thấy mình được bảo vệ thông qua sự minh bạch, rạch ròi, và có thể tiên liệu trước ở ngay chính trong từng Điều luật. Biểu tình là môt quyền căn bản trong số rất nhiều những quyền khác cần thiết phải có một sự an toàn pháp lý như thế.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

SÁCH: "ABC VỀ HIẾN PHÁP"

Nhóm tác giả: GS. TS. Nguyễn Đăng Dung, 
TS. Vũ Công Giao, TS. Đặng Minh Tuấn, 
 ThS. Lã Khánh Tùng, TS. Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Giới thiệu tại trang "Cùng viết Hiến pháp",
đăng ngày 10/3/2013,
truy cập đường link gốc tại đây, tải bản pdf tại đây

Lời Ban biên tập Cùng viết Hiến pháp:

Để tham gia ý kiến có hiệu quả vào Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013, cần phải có hiểu biết nhất định về hiến pháp và quy trình, thủ tục sửa đổi hiến pháp. Nhằm giúp người dân có được những hiểu biết đó một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất, một nhóm giảng viên của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) biên soạn và xuất bản cuốn sách “ABC về hiến pháp”.

Cuốn sách bao gồm 85 câu Hỏi – Đáp, chia thành hai phần lớn (xin xem Mục lục dưới đây). Để xem nội dung của từng câu hỏi trong sách này, mời bạn đọc tải bản pdf tại đâyABC VE HIEN PHAP – 2013 (final version).

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

TS. NGUYỄN MINH TUẤN: "QUYỀN LẬP HIẾN LÀ CỦA DÂN"

Trả lời phỏng vấn ABC Radio Australia,
Nguồn: ABC Radio Australia,
đăng ngày 25/2/2013,
truy cập đường link gốc tại đây
 
Cập nhật lúc 25 February 2013, 15:01 AEST
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện tiến trình sửa đổi Hiến pháp 1992, Radio Australia phỏng vấn ông Nguyễn Minh Tuấn, người vừa đậu bằng tiến sỹ về Luật Hiến pháp và Luật Hành chính tại Đại học Tổng hợp Saarland, Đức Quốc. Ông hiện là giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

KHI HIẾN PHÁP LÀ CỦA DÂN

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Bauxite Việt Nam,
truy cập đường link gốc tại đây



Điều 2 Câu 2 Hiến pháp 1992 khẳng định: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân […], hay nói cách khác nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng ngay sau đó, tại Điều 4 lại qui định: Đảng Cộng sản Việt Nam […] là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Hai điều này liệu có mâu thuẫn không? Hiến pháp mà chúng ta đang xây dựng là “Hiến pháp của Đảng” theo nghĩa Đảng “lãnh đạo nhà nước và xã hội”, lãnh đạo “việc sửa đổi Hiến pháp” (Điều 4, Điều 84 Khoản 1) hay đó là “Hiến pháp của dân” theo nghĩa Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân(theo Điều 2), trong đó quyền lập hiến cũng thuộc về nhân dân? 

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Ý KIẾN KHI ĐỌC BÀI: "CẦN LUẬT HÓA CHO PHÉP CHẠY CHỨC, CHẠY QUYỀN"

"Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền" - Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri, Học viện hành chính quốc gia, trong một bài phỏng vấn do phóng viên báo Đất Việt thực hiện. 
PGS. Tri nhận định: "Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu [...] Vì chúng ta không thừa nhận nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền(?!)." Từ đó PGS. Tri đề xuất: "cần phải luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền."

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

KHẾ ƯỚC XÃ HỘI


Khế ước xã hội là học thuyết lý giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước, với những đại diện tiêu biểu là John Locke (1632-1704), Charles Louis Montesquieu (1689-1775), Jean Jacques Rousseau (1712-1778)...
John Locke (1632–1704), nhà triết học người Anh, đã chỉ ra rằng nhà nước ra đời là mong muốn của những con người có lý trí. Điểm khởi đầu trong quan điểm của Locke là "mọi người đều tự do, bình đẳng". Thông qua một khế ước xã hội (Gesellschaftsvertrag) người dân ủy quyền một phần những quyền tự do của mình cho nhà nước để có thể sống một cách an toàn, hòa thuận và được bảo vệ. Vì vậy, nhà nước ra đời là sự thể hiện và phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội. Nếu nhà nước không thực hiện đúng các cam kết, khiến cho các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ trở nên mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước, đồng thời ký kết một bản khế ước mới.