Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Ý KIẾN KHI ĐỌC BÀI: "CẦN LUẬT HÓA CHO PHÉP CHẠY CHỨC, CHẠY QUYỀN"

"Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền" - Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri, Học viện hành chính quốc gia, trong một bài phỏng vấn do phóng viên báo Đất Việt thực hiện. 
PGS. Tri nhận định: "Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu [...] Vì chúng ta không thừa nhận nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền(?!)." Từ đó PGS. Tri đề xuất: "cần phải luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền."

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

KHẾ ƯỚC XÃ HỘI


Khế ước xã hội là học thuyết lý giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước, với những đại diện tiêu biểu là John Locke (1632-1704), Charles Louis Montesquieu (1689-1775), Jean Jacques Rousseau (1712-1778)...
John Locke (1632–1704), nhà triết học người Anh, đã chỉ ra rằng nhà nước ra đời là mong muốn của những con người có lý trí. Điểm khởi đầu trong quan điểm của Locke là "mọi người đều tự do, bình đẳng". Thông qua một khế ước xã hội (Gesellschaftsvertrag) người dân ủy quyền một phần những quyền tự do của mình cho nhà nước để có thể sống một cách an toàn, hòa thuận và được bảo vệ. Vì vậy, nhà nước ra đời là sự thể hiện và phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội. Nếu nhà nước không thực hiện đúng các cam kết, khiến cho các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ trở nên mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước, đồng thời ký kết một bản khế ước mới.