Hiển thị các bài đăng có nhãn Cơ sở dữ liệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cơ sở dữ liệu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

QUẢN TRỊ TỐT: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Quản trị tốt là vấn đề không mới trên thế giới, nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam. Quản trị tốt là nguyên tắc nền tảng cho phát triển bền vững, là yếu tố chính dẫn đến thành công trên con đường phát triển của quốc gia, mà về bản chất là một tập hợp những tiêu chí về quản lý xã hội hiện đại. Quản trị tốt bao gồm các nguyên tắc, các yếu tố định hướng cho việc thiết kế và vận hành bộ máy nhà nước hoặc hệ thống chính trị. Dưới góc nhìn của những người viết đến từ nhiều cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu và trường đại học khác nhau, hy vọng đây sẽ là cuốn sách tham khảo hữu ích về vấn đề quản trị tốt ở Việt Nam hiện nay.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

THUẬT NGỮ LATINH CHUYÊN NGÀNH LUẬT

Nguyễn Minh Tuấn
Khi học luật, có bao giờ bạn nghĩ tới tìm hiểu những thuật ngữ pháp lý gốc được diễn đạt ra sao không? Nếu có, thì đây là một cuốn sách phù hợp dành cho bạn, giúp bạn tự học và nắm bắt những thuật ngữ này một cách dễ dàng, không mất nhiều thời gian.
Nguồn cội ngôn ngữ luật pháp là Tiếng Latinh. Đây là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc La Mã, nơi khởi nguồn của Luật La Mã, với những thuật ngữ pháp lý, qui tắc mang tính chuẩn mực. Các thuật ngữ pháp lý trong Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Pháp mà chúng ta sử dụng hiện nay đa phần đều có nguồn gốc từ Tiếng Latinh.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

CHUYỆN BẢO VỆ NHÂN PHẨM Ở ĐỨC


Đức, nhân phẩm, luậtTS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam, đăng ngày 27/6/2013, truy cập đường link gốc tại đây

Từ những đau thương và những trải nghiệm từ lịch sử, người Đức đã nhận thức được sâu sắc lý do vì sao cần phải bảo vệ nhân phẩm.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xây dựng lại  đất nước từ trong hoang tàn, đổ nát, có lẽ  nhân dân Đức là những người thấu hiểu hơn ai hết sự bạo tàn của chiến tranh, sự phi nhân tính của chủ nghĩa phát xít, cũng như hệ quả đau thương mà nó gây ra. Họ cũng là những người thấu hiểu việc bảo vệ phẩm giá của con người quan trọng và cần thiết như thế nào.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

LỊCH SỬ LẬP HIẾN Ở ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 1/2012, tr. 60 - 63

Hiến pháp của CHLB Đức hiện nay là một trong những bản Hiến pháp nổi tiếng thế giới về tính chặt chẽ, khoa học và những đặc trưng nổi bật của nhà nước pháp quyền hiện đại. Không thể từ hư vô hay nhờ sao chép từ một bản Hiến pháp của nước khác mà có được những thành tựu ấy. Sản phẩm lập hiến hiện hành thực sự là sự kết tinh của cả một quá trình dài, thậm chí rất dài, sàng lọc, gắn kết những giá trị lập hiến của nhân loại với những đặc trưng riêng độc đáo của Hiến pháp Đức. Bài viết dưới đây sẽ tiếp cận Hiến pháp Đức từ góc nhìn lịch sử, nhằm chỉ ra những giá trị cốt lõi của bản Hiến pháp này.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

TRƯỜNG PHÁI PHÁP LUẬT LỊCH SỬ Ở ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Số 5 (289) 2012, đăng ngày 14/5/2012, tr. 39–47, đường link mục lục tạp chí tại đây.
 
Trường phái pháp luật lịch sử (die historische Rechtsschule) là trường phái pháp luật lớn, phát triển mạnh nhất ở Đức trong suốt thế kỷ XIX. Mở đầu cho sự ra đời của trường phái pháp luật lịch sử này là cuộc tranh luận khoa học giữa hai nhà luật học Thibaut (17721840) và Savigny (17791861) về vấn đề pháp điển hóa Bộ luật dân sự thống nhất của nước Đức. Những học giả của trường phái pháp luật lịch sử, mà người sáng lập là Savigny đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển khoa học pháp lý ở Đức, trong đó quan trọng nhất là việc xây dựng một phương pháp tiếp cận pháp luật mới, khảo cứu một cách toàn diện, có hệ thống Luật La Mã và thực tiễn áp dụng ở thời trung cổ để đưa ra những đóng góp tích cực vào quá trình pháp điển hóa Bộ luật dân sự của Đức năm 1900.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

19 ĐIỀU VỀ QUYỀN CƠ BẢN - 19 YẾU TỐ CẤU THÀNH NỀN DÂN CHỦ BỀN VỮNG Ở ĐỨC


Tác giả bản dịch: Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn bản gốc Tiếng Đức: tại Website chính thức của
Bundeszentrale für politische Bildung (BPB), truy cập tại đây

Nội dung và cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản là linh hồn của bất kỳ một bản Hiến pháp nào. 
19 Điều đầu tiên của Luật cơ bản năm 1949 là 19 qui định về quyền cơ bản và cũng chính là 19 viên đá tảng gắn kết tạo dựng nên nền dân chủ bền vững ở Đức. 
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của những điều luật, tác giả xin trân trọng công bố và giới thiệu đến bạn đọc bản dịch tham khảo Tiếng Việt từ nguyên bản Tiếng Đức 19 quyền cơ bản trong Luật cơ bản (Grundgesetz) của CHLB Đức này.  
Bản dịch Tiếng Việt dưới đây cũng như những bản dịch khác đã giới thiệu trên trang blog cá nhân này chỉ mang tính chất tham khảo. Tác giả bản dịch hoàn toàn không chịu trách nhiệm pháp lý về bất cứ sự trùng lặp, sao chép hay suy luận nào khác đáng tiếc liên quan đến bản dịch này có thể xảy ra. Tác giả bản dịch rất mong nhận được các ý kiến đóng góp thiện chí của bạn đọc gửi về địa chỉ email nguyenminhtuan_hn@yahoo.com để hoàn thiện bản dịch này và các bản dịch văn bản pháp luật khác. (NMT)

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

BẢN DỊCH TUYÊN NGÔN VỀ QUYỀN CỦA BANG VIRGINIA NĂM 1776

(George Mason [1725 - 1792] - đồng tác giả 
Tuyên ngôn về quyền của bang Virginia 1776)
Giới thiệu và dịch sang Tiếng Việt: Nguyễn Minh Tuấn

Virginia Declaration of Rights - Tuyên ngôn về quyền của bang Virginia năm 1776 là văn bản pháp lý quan trọng trong lịch sử pháp luật thế giới. Đây là văn bản pháp lý có tính khởi nguồn về quyền con người, khởi nguồn về phân quyền và là văn bản pháp lý có ảnh hưởng sâu sắc đến các văn bản pháp lý khác sau này như: Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn về quyền của Mỹ và Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân của Pháp cũng như nhiều văn bản pháp lý khác.


Quá trình chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn này bắt đầu từ đầu năm 1776, tại thời điểm mà cuộc cách mạng tư sản Mỹ chống thực dân Anh vẫn đang diễn ra và được thông qua vào ngày 12/06/1776. Những người có công lao lớn tham gia soạn thảo bản Tuyên ngôn này là George Mason, Thomas Jefferson and James Madison. Trong đó, người có công đặc biệt là George Mason - người đã soạn thảo các qui định bảo vệ các quyền tự do của con người và xác định rõ mục đích cơ bản của chính quyền.

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

BÀI PHỎNG VẤN GS. ALAN D.J.MACFARLANE VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH



Alan Donald James Macfarlane là giáo sư của Đại học Cambridge, tiến sĩ chuyên ngành sử học hiện đại - modern history (năm 1967), tiến sĩ chuyên ngành nhân loại học - anthropology (năm 1972). GS. Macfarlane không phải là một nhà luật học, nhưng ông lại có nhiều bài viết, bài phỏng vấn, công trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử luật pháp rất có giá trị. Dưới đây là một bài phỏng vấn GS. Macfarlane, tuy ngắn nhưng đã giới thiệu được những nét cơ bản nhất về lịch sử và những đặc trưng điển hình của hệ thống pháp luật Anh (Tiếng Anh).
Nguồn tham khảo (Source): 
http://www.alanmacfarlane.com/FILES/alanlongcv.html
http://www.alanmacfarlane.com/
http://www.alanmacfarlane.com/law/audiovisual.html

Xin trân trọng giới thiệu!

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

HABEAS CORPUS ACT (1679)

Nguyễn Minh Tuấn

Đạo luật Habeas Corpus do Nghị viện Anh thông qua năm 1679 (dưới thời trị vì của nhà vua Charles II) được coi là đạo luật quan trọng trong lịch sử của Anh, cũng như lịch sử pháp luật thế giới qui định các biện pháp nhằm ngăn chặn việc bắt, giam người trái pháp luật.
Đến nay "Habeas corpus" trở thành một thuật ngữ phổ biến và trở thành một  trong những công cụ pháp lý quan trọng nhất bảo vệ quyền tự do của cá nhân chống lại sự xâm phạm của nhà nước ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ: Luật cơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức hiện hành tại Điều 2 Khoản 2 Câu 2 LCBĐiều 104 Khoản 2 và 3 LCB; Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Điều 1, Section 9, Câu 2: "The privilege of the writ of habeas corpus shall not be suspended, unless when in cases of rebellion or invasion, the public safety may require it."; Hiến pháp Canada năm 1982, tại Điều 10: "Everyone has the right on arrest or detention... (c) to have the validity of the detention determined by way of habeas corpus and to be released if the detention is not lawful."... 
Dưới đây xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch Tiếng Anh đạo Luật này từ  trang web Wikisource: http://en.wikisource.org/wiki/Habeas_Corpus_Act, truy cập gần nhất ngày 6 tháng 3 năm 2011.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

MAGNA CHARTA

Sưu tầm và giới thiệu: Nguyễn Minh Tuấn
Magna Charta (Tiếng Latinh: Magna Carta) là bản đại hiến chương của Anh quốc, được ban hành năm 1215. Nội dung của bản hiến chương này là hạn chế quyền lực của nhà vua, đồng thời thừa nhận một số quyền tự do của con người. 
Xung quanh vấn đề ý nghĩa và giá trị của Magna Charta hiện nay cũng có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Có tác giả cho rằng đây là văn bản pháp lý vĩ đại, là bản hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại (Ví dụ: quan điểm của nhóm tác giả Danny Danziger & John Gillingham, trong cuốn sách "Năm 1215 năm của Magna Carta - 1215: The Year of Magna Carta", xuất bản năm 2004, từ trang 278f. hoặc quan điểm của các tác giả Maurice Percy Ashley u. a., Neville Williams, Christopher Hibber viết phần từ Magna Charta đến Cách mạng Pháp (Von der Magna Charta zur Französischen Revolution) in trong Tập 2 của Bộ sách gồm 3 tập: Những mốc phát triển chính của lịch sử (Meilensteine der Geschichte) xuất bản năm 1971). Nhưng cũng có ý kiến cho rằng thực ra Magna Charta chỉ là bản sao từ bản Hiến chương tự do của vua Henry I trước đó năm 1100 và thực tế Magna Charta ở thời trung cổ cũng không có ý nghĩa đáng kể, ngoại trừ vai trò là biểu tượng cho những khát vọng "quyền lực của nhà vua phải bị giới hạn bởi Luật" trong thời kỳ nội chiến ở Anh. (Chẳng hạn như quan điểm của Clanchy, M.T, trong cuốn sách: Clanchy, M.T, Early Medieval England Folio Society, 1997, p139). Có nhiều tác giả còn bổ sung thêm rằng Magna Charta dù quan trọng nhưng không thể được coi là Hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại được, đó chỉ đơn thuần là một trong hàng loạt các đạo luật  khởi đầu ở Anh đề cập đến việc bảo vệ quyền con người như Habeas Corpus (Luật cấm bắt giam người trái pháp luật, được Nghị viên Anh thông qua năm 1679 dưới thời vua Charles II),  Petition of Right (Luật khiếu nại về quyền, được Nghị viện Anh thông qua năm 1628 qui định một người chỉ có thể bị tống giam khi có phán quyết của Tòa án hoặc lệnh bắt giữ của cơ quan hành chính [writ]), English Bill of Rights (Luật về quyền của Anh quốc được Nghị viên  Anh thông qua năm 1689 qui định về quyền bầu cử  Nghị viện và quyền tự do ngôn luận trong hoạt động của Nghị viên) và Act of Settlement (Luật về thiết lập trật tự, được Nghị viện thông qua năm 1701 bãi bỏ chế độ cha truyền con nối của nhà vua [Removal from the succession] ở Anh) (Xem thêm bài phát biểu của Lord Woolf, Thẩm phán Tòa án Tối cao của Anh và xứ Wales: Judiciary of England and Wales, Speeches, tại địa chỉ website:http://www.judiciary.gov.uk/media/speeches/2005/magna-carta-precedent-recent-constitutional-change đăng ngày 15/7/2005, truy cập gần nhất ngày 6/3/2011).  
Dưới đây là bản dịch Tiếng Anh Magna Charta 1215 (những thuật ngữ cổ được chú giải) của dự án nghiên cứu lịch sử pháp luật thế giới Avalon thuộc Đại học Yale tại địa chỉ: http://avalon.law.yale.edu/medieval/magframe.asp, đăng năm 1996, truy cập gần nhất ngày 6/3/2011. 

LUẬT SA - LICH (SALIC LAW)

Sưu tầm và giới thiệu: Nguyễn Minh Tuấn

Luật Sa - lích (Tiếng Anh: Salic law, Tiếng La tinh: Lex Salica) là Bộ luật được pháp điển hóa dưới thời đế quốc Frank giai đoạn đầu thời kỳ trung cổ, dưới thời cai trị của nhà vua Clovis I (thế kỷ thứ VI). Ngoại trừ một vài thông tin người ta tìm thấy trên một vài ngôi mộ (đặc biệt của Childerich, cha của Clovis tìm thấy ở Tournay năm 1663) thì Đạo luật này gần như là tư liệu duy nhất, điều đó càng khiến cho đạo luật có giá trị lịch sử đặc biệt. Qua những qui định của Bộ luật này người ta thấy được đầy đủ các qui định luật pháp về hệ thống quản lý đất đai, bản chất của cộng đồng làng (the nature of the early village community), quan hệ của người Giéc manh và người La Mã (the relations of the Germans to the Romans), vị trí của nhà vua (the position of the king), các tầng lớp trong xã hội (the classes of the population), đời sống gia đình (family life), tài sản (property), thủ tục tố tụng (judicial procedure), các quan điểm đạo đức (the ethical views). Tất cả đều được thể hiện trong các điều luật của Luật Sa lích. 
Cuốn sách: "Sưu tầm các tư liệu lịch sử thời trung cổ" xuất bản tại Anh năm 1896  của Henderson, Ernest F. (Henderson, Ernest F. Select Historical Documents of the Middle Ages, London, 1896), được giới thiệu lại trên trang web dự án lịch sử pháp luật thế giới tại trang web http://avalon.law.yale.edu/medieval/salic.asp là một nguồn tư liệu quí để nghiên cứu và lý giải nhiều vấn đề về lịch sử pháp luật giai đoạn này. Xin trân trọng giới thiệu!

LUẬT HAMMURABI

Nguyễn Minh Tuấn
Bộ luật Hammurabi là một trong những Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại. Nội dung, giá trị và ý nghĩa của Bộ luật này tôi đã giới thiệu ở bài viết Bộ luật Hammurabi - Một trong những Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại. Tư liệu để nghiên cứu sâu hơn về Bộ luật này, các bạn sinh viên có thể tìm hiểu những tư liệu dưới đây:
1). Giới thiệu về Bộ luật của Charles F. Horne;
2). Bản dịch Bộ luật của L.W.King (Tiếng Anh);
3). Bài phân tích của Claude Hermann Walter Johns;
By the Rev. Claude Hermann Walter Johns, M.A. Litt.D. from the Eleventh Edition of the Encyclopedia Britannica, 1910-1911.
Nguồn:  http://avalon.law.yale.edu/ancient/hammpre.asp 

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

LUẬT 12 BẢNG

Giới thiệu và dịch sang Tiếng Việt: Nguyễn Minh Tuấn

Luật 12 bảng (Lex duodecim tabularum) ra đời ở thời kỳ đầu của nền cộng hoà La Mã (hay còn gọi là sơ kỳ của nền cộng hòa). Bộ luật này được khắc trên 12 bảng đồng đặt ở quảng trường La Mã, nên Bộ luật này được gọi tắt là "Luật 12 bảng".
Do phong trào đấu tranh của bình dân và chủ nô công thương chống lại sự vận dụng tuỳ tiện tập quán trong tư pháp vì lợi ích riêng, năm 450 TCN, sau một năm làm việc, Uỷ ban biên soạn pháp luật gồm 5 quí tộc và 5 bình dân đã soạn Bộ luật này. Ủy ban đã thống nhất: ”Một đạo luật được ban hành thì phải được áp dụng chung với tất cả mọi người, chứ không phải một cá nhân cụ thể nào”. Đây là tư tưởng tiến bộ về sự bình đẳng pháp luật (aequum ius) từ các tác giả của Luật 12 bảng. (Xem: Stephan Meder, Rechts-geschichte, 2. Auflage, 2005, S. 13; Mathias Smoeckel, Stefan Stolte, Examinatorium Rechts-geschichte, 1. Auflage, 2008, S. 8f.).
Nghiên cứu luật 12 bảng, chúng ta sẽ phần nào hiểu được đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người La Mã cổ đại. Hình thức và nội dung của bản pháp điển hóa này có ảnh hưởng từ pháp luật Hy Lạp cổ đại. Trên phương diện pháp lý, vượt ra khỏi tính giai cấp, Luật 12 bảng có nhiều giá trị, đặc biệt nhất là đã tạo dựng được nền tảng dân luật cổ (alten ius civile). Về nội dung, Luật 12 bảng chứa đựng nhiều qui phạm tiến bộ về tố tụng, về luật tư và luật hình sự. 
Bản gốc của Luật 12 bảng này đã bị thất truyền khi thành La Mã bị phá hủy vào năm 390 SCN. Những gì chúng ta có được ngày nay chỉ là những cứ liệu được ghi chép hoặc trích dẫn lại từ những cuốn sách cổ được viết bởi những tác giả La Mã bằng Tiếng La tinh.
Dưới đây xin trân trọng giới thiệu BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT LUẬT 12 BẢNG đến bạn đọc, đặc biệt là các bạn sinh viên Luật.
Bản dịch Luật 12 bảng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Do sự bất định và đa nghĩa của ngôn ngữ, cùng với nhiều từ cổ trong Luật, nên mặc dù đã cố gắng, đã trao đổi với cả những đồng nghiệp am hiểu về Tiếng La tinh, nhưng chắc chắn bản dịch dưới đây chưa thể hoàn thiện và không tránh khỏi những sai sót. Bản dịch này và các bản dịch Luật cổ khác sẽ dần được  giới thiệu, chỉnh sửa và hoàn thiện theo thời gian. Tác giả bản dịch rất mong nhận được các ý kiến đóng góp thiện chí. Tương ứng với mỗi qui phạm, tác giả đều trích dẫn kèm theo nguồn gốc bằng cả Tiếng La tinh, Tiếng Anh và Tiếng Đức để bạn đọc tiện đối chiếu khi có điều kiện. Qua đây, chính từ những nội dung của Luật 12 Bảng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ như: Kỹ thuật lập pháp thể hiện trong Luật 12 bảng và Luật La Mã thời cổ đại; nghiên cứu có tính liên ngành tìm hiểu về thực tiễn áp dụng pháp luật thời La Mã cổ đại; Vấn đề cơ sở kế thừa Luật La Mã trong Luật dân sự hiện đại ở các nước Tây Âu qua từng chế định cụ thể [...].
Nguồn:
Bản gốc Tiếng La tinh: Từ Thư viện trực tuyến Bibliotheca Augustana
Các bản dịch:
1.  Tiếng Anh: Warmington, Remains of Old Latin, Vol. III Lucilius, The Twelve Tables, 1967
2. Tiếng Đức: R. Düll, Das Zwölftafelgesetz, Texte, Übersetzungen und Erläuterungen, 7. Auflage, 1995;