Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo trình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo trình. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

QUẢN TRỊ TỐT: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Quản trị tốt là vấn đề không mới trên thế giới, nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam. Quản trị tốt là nguyên tắc nền tảng cho phát triển bền vững, là yếu tố chính dẫn đến thành công trên con đường phát triển của quốc gia, mà về bản chất là một tập hợp những tiêu chí về quản lý xã hội hiện đại. Quản trị tốt bao gồm các nguyên tắc, các yếu tố định hướng cho việc thiết kế và vận hành bộ máy nhà nước hoặc hệ thống chính trị. Dưới góc nhìn của những người viết đến từ nhiều cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu và trường đại học khác nhau, hy vọng đây sẽ là cuốn sách tham khảo hữu ích về vấn đề quản trị tốt ở Việt Nam hiện nay.

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

SÁCH CHUYÊN KHẢO: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRIỀU HẬU LÊ VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng (Đồng chủ biên)
Tập thể tác giả: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng, TS. Phạm Duyên Thảo, ThS NCS. Nguyễn Thị Hoài Phương, ThS NCS. Phan Thị Lan Phương, ThS NCS. Lê Thị Phương Nga


 Trong lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam thời trung đại nói riêng, triều Hậu Lê (1428 – 1789)[1] lâu nay vẫn được đánh giá là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Đây là giai đoạn lịch sử đã để lại nhiều dấu ấn, thành tựu quan trọng nhất về phương diện cải cách kinh tế, giáo dục và đặc biệt là về phương diện tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền con người.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

THUẬT NGỮ LATINH CHUYÊN NGÀNH LUẬT

Nguyễn Minh Tuấn
Khi học luật, có bao giờ bạn nghĩ tới tìm hiểu những thuật ngữ pháp lý gốc được diễn đạt ra sao không? Nếu có, thì đây là một cuốn sách phù hợp dành cho bạn, giúp bạn tự học và nắm bắt những thuật ngữ này một cách dễ dàng, không mất nhiều thời gian.
Nguồn cội ngôn ngữ luật pháp là Tiếng Latinh. Đây là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc La Mã, nơi khởi nguồn của Luật La Mã, với những thuật ngữ pháp lý, qui tắc mang tính chuẩn mực. Các thuật ngữ pháp lý trong Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Pháp mà chúng ta sử dụng hiện nay đa phần đều có nguồn gốc từ Tiếng Latinh.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

VÌ SAO SINH VIÊN LUẬT CẦN HỌC LỊCH SỬ PHÁP LUẬT?


Lịch sử pháp luật là những gì đã xảy ra rồi nên kém hấp dẫn? Không. Lịch sử pháp luật không đứt đoạn với hiện tại. Quá khứ là một kho kinh nghiệm. Muốn tìm những lời giải cho những vấn đề pháp lý hiện tại đang diễn ra, nhất thiết phải tìm hiểu những bài học kinh nghiệm, cách xử lý, giá trị kế thừa từ trong quá khứ.

Học lịch sử pháp luật chỉ là học thuộc? Không. Cách giết chết lịch sử nhanh nhất là chép và học thuộc, không cần tư duy, suy nghĩ. Thực tế, học lịch sử không phải là sự khổ sai về trí nhớ, bạn không cần phải ghi nhớ vô số những chi tiết nhỏ, nhất là trong thời đại công nghệ ngày nay.

Học lịch sử pháp luật là học nhiều? Không. Bạn chỉ cần nắm chắc những sự kiện tiêu biểu, quan trọng, những sự kiện mà không biết hoặc biết không chính xác thì không thể hiểu được những vấn đề khác, hoặc làm hỏng những tri thức khác. Thà ít mà tốt, biến những kiến thức đó thành của mình, phát triển theo cách hiểu của mình, tốt hơn là nhiều nhưng của người khác, sau đó cũng quên nhanh.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

TS. Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (xuất bản lần thứ hai), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 2014.
Không thể trở thành một luật gia giỏi, nếu như không có những hiểu biết về nhà nước và pháp luật trong lịch sử thế giới. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới từ lâu đã là môn học căn bản thuộc khối kiến thức chung của ngành luật, được giảng dạy tại nhiều cơ sở đào tạo luật học trong cả nước. Đây là một môn học cần thiết và rất lý thú với hầu hết các sinh viên, vì ngoài cung cấp một lượng kiến thức sâu và rộng, môn học này còn hướng người học chỉ ra được nhiều bài học kinh nghiệm, giá trị kế thừa, lý giải được những vấn đề đã và đang diễn ra trong đời sống nhà nước và pháp luật hiện đại, trong sự liên hệ không tách rời với những di tồn trong dòng chảy chung của lịch sử thế giới.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

CÁC BẢN HIẾN PHÁP LÀM NÊN LỊCH SỬ


Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử
Biên soạn và giới thiệu:
Albert P. Blaustein
Jay A. Sigler

Dịch giả: Võ Trí Hảo, Hà Quế Anh, Nguyễn Minh Tuấn, Khánh Phương

Hiệu đính: Võ Trí Hảo, Nguyễn Minh Tuấn, Đoàn Hồng Hạnh, Cao Xuân Phong, Thanh Tâm, Quang Hồng


"Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử" là một trong những cuốn sách được biên soạn công phu và giới thiệu đầy đủ nhất về lịch sử phát triển, cũng như các khuynh hướng phát triển của Hiến pháp trên thế giới.
Cuốn sách nổi tiếng này được hai tác giả Albert P. Blaustein Jay A. Sigler biên soạn. Đây là công trình tập hợp và giới thiệu đầy đủ nhất về các dòng chảy đa dạng, các nguyên lý của Hiến pháp trên thế giới. Không chỉ những bản Hiến pháp của Phương Tây, mà cả những bản Hiến pháp có tính chất mở đầu cho những cuộc cải cách lớn ở Phương Đông, ví dụ như Hiến pháp Meiji của Nhật Bản, Hiến pháp Trung Hoa cũng được giới thiệu, phân tích đầy đủ trong cuốn sách này.

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

SÁCH LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992



Sách: Luận về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Sách tham khảo),
Nhóm tác giả: TS. Võ Trí Hảo (chủ biên), TS. Đặng Minh Tuấn, 
TS. Bùi Ngọc Sơn, ThS. Nguyễn Cảnh Bình, TS. Nguyễn Minh Tuấn; Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà nội, 2013.

"Hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhóm tác giả đã phối hợp viết một chuỗi bài có sợi chỉ đỏ liên kết, xuất phát từ nhận thức mới nhất quán về bản chất Hiến pháp là khế ước xã hội, quyền lập hiến thuộc về nhân dân, đánh giá nhu cầu sửa đổi Hiến pháp của xã hội, bối cảnh toàn cầu hóa, soi rọi từng chế định của hiến pháp hiện hành dưới góc nhìn mới, bối cảnh mới.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

SÁCH: "ABC VỀ HIẾN PHÁP"

Nhóm tác giả: GS. TS. Nguyễn Đăng Dung, 
TS. Vũ Công Giao, TS. Đặng Minh Tuấn, 
 ThS. Lã Khánh Tùng, TS. Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Giới thiệu tại trang "Cùng viết Hiến pháp",
đăng ngày 10/3/2013,
truy cập đường link gốc tại đây, tải bản pdf tại đây

Lời Ban biên tập Cùng viết Hiến pháp:

Để tham gia ý kiến có hiệu quả vào Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013, cần phải có hiểu biết nhất định về hiến pháp và quy trình, thủ tục sửa đổi hiến pháp. Nhằm giúp người dân có được những hiểu biết đó một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất, một nhóm giảng viên của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) biên soạn và xuất bản cuốn sách “ABC về hiến pháp”.

Cuốn sách bao gồm 85 câu Hỏi – Đáp, chia thành hai phần lớn (xin xem Mục lục dưới đây). Để xem nội dung của từng câu hỏi trong sách này, mời bạn đọc tải bản pdf tại đâyABC VE HIEN PHAP – 2013 (final version).

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

VÀI NÉT VỀ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ NGÀNH LUẬT (QUA VÍ DỤ ĐẠI HỌC SAARLAND, CHLB ĐỨC)


Nguyễn Minh Tuấn

Điều 5 khoản 3 câu 1 Luật cơ bản của Đức qui định: “Khoa học, giảng dạy và nghiên cứu là tự do”. Qui định quyền tự do về khoa học (die Wissenschaftsfreiheit) là quyền hiến định, một quyền tự vệ của cá nhân (Abwehrrecht) chống lại sự can thiệp từ phía nhà nước trong lĩnh vực khoa học, đồng thời là cơ sở bảo vệ sự tự chủ của các trường đại học (Hochschulautonomie). Quyền tự do về khoa học được đặt trong hệ thống các quyền tự do khác là các quyền tự do về tư tưởng (Meinungsfreiheit), tự do báo chí (Pressefreiheit) và tự do về nghệ thuật (Freiheit der Kunst) được qui định chung tại Điều 5 của Luật này.
 
Từ qui định cụ thể đến thực tế tổ chức giảng dạy, học tập và qui trình đào tạo đại học theo tín chỉ ở Đức đều phải dựa trên cơ sở của Điều 5 khoản 3 câu 1 Luật cơ bản theo nguyên tắc: TÔN TRỌNG TỰ DO TRONG KHOA HỌC. Bản chất của đào tạo tín chỉ cũng là hoạt động tổ chức nhằm hiện thực hóa quyền tự do trong khoa học của các chủ thể hoạt động khoa học là các giáo sư, người nghiên cứu và học viên.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2008

GIỚI THIỆU TẬP BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI


Nguyễn Minh Tuấn

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và rộng lớn nhất thuộc kiến trúc thượng tầng, hai hiện tượng này thường xuyên có sự vận động và biến đổi không ngừng. Lịch sử nhà nước và pháp luật nói chung và lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nói riêng là môn học cung cấp cho người học một cách nhìn tổng quan về quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển cũng như xu hướng vận động của hai hiện tượng này từ quá khứ đến hiện tại.
Môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nhiều năm nay được giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội và nhiều cơ sở đào tạo luật học khác trong cả nước. Đây là một môn học khó nhưng cũng rất lí thú với hầu hết các sinh viên vì đây là bước mở đầu đối với tất cả các sinh viên, học viên khi tiếp cận với tri thức và bí ẩn muôn đời của nhân loại về nhà nước và pháp luật. Tập tài liệu này được biên soạn vì một mục đích giản dị: giúp học viên nắm được những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất về môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới một cách có hệ thống. Trên cơ sở kế thừa các giáo trình trước đây, Giáo trình lần này cũng đã cập nhật, bổ sung kịp thời nhiều vấn đề mới theo từng nội dung cụ thể, các vấn đề được trình bày trong giáo trình này được viết theo hướng gợi mở, ngắn gọn để trên cơ sở đó người học khi có cơ hội sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu mở rộng.