Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2023

LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH ĐẠO VĂN? HÃY THAM KHẢO CHỨ ĐỪNG ĂN CẮP!

Tác giả: Nguyễn Minh Tuấn, Trường ĐH Luật, ĐHQGHN
Đạo văn giờ khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ đâu cũng có thể xảy ra. Để tránh đạo văn, chúng ta cần học và thực hành cách trích dẫn nghiêm túc. 
Tại sao phải trích dẫn? Thứ nhất, nếu bạn mượn ai một cái gì đó không phải của mình, bạn phải xin phép trước. Tương tự, trích dẫn thể hiện sự tôn trọng, sự ghi nhận công sức với các tác giả khác. Thứ hai, trích dẫn gia tăng tính thuyết phục trong tranh luận, bởi vì bạn có thể nêu các quan điểm khác nhau một cách rõ ràng trong công trình nghiên cứu của mình và xác định rõ quan điểm của bạn về vấn đề đó như thế nào. Thứ ba, không trích dẫn là bạn đã bỏ mất cơ hội và đặt mình trước rủi ro bị đánh giá là công trình khoa học nghèo nàn về tư liệu (poor academic conduct) hoặc bị nghi ngờ là có đạo văn (plagiarism).  
Có những loại đạo văn nào (Types of plagiarism ) mà bạn cần biết để tránh? 

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

TRÍCH DẪN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÁP LÝ: NGUYÊN TẮC, CÁCH THỨC VÀ BÌNH LUẬN

Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn, Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học pháp lý: nguyên tắc, cách thức và bình luận, in trong sách: Vũ Công Giao - Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên), Phương pháp nghiên cứu viết luận văn, luận án ngành luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2015, tr. 91-101.
Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của một công trình khoa học. Bài viết dưới đây chia sẻ quan điểm của tác giả về những nguyên tắc, cách thức trích dẫn và một số bình luận của tác giả liên quan đến việc thống nhất cách thức trích dẫn các tài liệu khoa học pháp lý tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội.

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

HÙNG BIỆN

Nguyễn Minh Tuấn
Hùng biện về hình thức là việc diễn giả phải nói sao cho hay. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Nói hay chưa chắc đã là hùng biện. Diễn giả hùng biện thành công phải biết, hiểu và vận dụng: (1) sức mạnh của thông tin chân thực, tri thức và sự đam mê, yêu thích vấn đề đưa ra, (2) sức mạnh của ngôn từ và sự phân tích, lập luận; (3) sức mạnh của sự tự tin, lòng dũng cảm và sự thiện tâm.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

KĨ NĂNG ĐỌC TÀI LIỆU KHOA HỌC HIỆU QUẢ


Nguyễn Minh Tuấn
SQ3R (hay còn được viết là SQRRR) là một từ viết tắt bởi 5 chữ cái đầu của 5 từ Tiếng Anh là Survey, Question, Read, Recite và Review. Đây là những từ dùng để chỉ 5 bước đọc hiệu quả, cụ thể bao gồm: Quan sát, Hỏi, Đọc, Trả bài và Xem lại. Phương pháp này được tác giả người Mỹ Francis Pleasant Robinson nêu ra trong cuốn sách học tập hiệu quả (Effective Study) năm 1946 và đến nay đã trở thành phương pháp rèn luyện kĩ năng rất nổi tiếng trên thế giới. Bài viết dưới đây chia sẻ cùng bạn đọc nội dung căn bản của phương pháp này.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

BỐN NGUYÊN TẮC THUYẾT TRÌNH THÀNH CÔNG

Nguyễn Minh Tuấn

Thuyết trình thành công không dễ. Muốn thành công, người thuyết trình nên hiểu bốn điều quan trọng sau đây: thuyết trình cái gì (hiểu mình), thuyết trình cho ai (hiểu người), thuyết trình như thế nào? (hiểu cách làm) và thuyết trình để làm gì (hiểu mục đích).

1. Hiểu mình (hiểu vấn đề mình trình bày)
Phải biết những gì mình nói. Đừng nói về những gì mình không biết! Những vấn đề chưa thực sự chắc chắn, cần phải hết sức thận trọng. 
Hiểu thấu vấn đề cần trình bày. Biến những vấn đề phức tạp trở nên đơn giản. 

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

PHƯƠNG PHÁP SOKRATES VÀ TRANH LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI


Ảnh: Carsten Sann
Nguyễn Minh Tuấn

Sokrates là nhà triết học nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại, đồng thời cha đẻ của thuật hùng biện.
Sokrates tin rằng nếu được thức tỉnh, mọi người ai ai cũng biết lẽ phải, sẵn sàng làm theo lẽ phải.
Ông cho rằng đối thoại phải dựa trên cơ sở trung thực, minh bạch và tin cậy. Muốn giải quyết vấn đề, theo Sokrates người ta cần chia nhỏ vấn đề đó thành một hệ thống các câu hỏi, các câu trả lời có tư duy sẽ tự kết nối thành lời giải. Hay nói cách khác, căn cốt của phương pháp Sokrates là đi từ việc đặt ra giả thuyết đến loại bỏ các giả thuyết và tìm lời giải. Hỏi là cách giúp người được hỏi có dịp suy nghĩ và tự trả lời. Thực ra câu trả lời và giải pháp do chính người được hỏi tìm thấy hoặc rút ra đó mới chính là mục đích của phương pháp Socrates.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

GỬI CÁC BẠN SINH VIÊN LUẬT NĂM THỨ NHẤT

Nguyễn Minh Tuấn 

Bạn là sinh viên luật năm thứ nhất?

Bạn còn bỡ ngỡ, lúng túng và chưa biết phải bắt đầu như thế nào để học luật có hiệu quả nhất?
 
Hôm nay, tôi có vài lời chia sẻ - những lời chia sẻ chân thành từ kinh nghiệm còn rất khiêm tốn của tôi - gửi đến bạn. Hi vọng bạn sẽ tìm thấy điều gì đó có ích cho mình từ những chia sẻ này.

Muốn đi đến một cái đích nào đó, có rất nhiều cách khác nhau. Có người đi bộ, có người đi xe máy, có người đi ô tô, có người đi máy bay và...có người đi mãi, đi mãi nhưng đi lạc đường và không bao giờ đến. 

Làm thế nào để đi đến đúng đích, một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất? Đây chính là vấn đề tôi muốn chia sẻ với bạn - vấn đề phương pháp, cụ thể hơn là cách thức, chiến lược học luật sao cho hiệu quả nhất. 

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2008

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nguyễn Minh Tuấn
Phần hướng dẫn dưới đây phục vụ cho sinh viên K49 chuyên ngành Lý luận – lịch sử nhà nước và pháp luật, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội làm Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) năm 2008.

Sinh viên sau khi nhận đề tài và giáo viên hướng dẫn, cần liên hệ trực tiếp với giáo viên theo địa chỉ email: nguyenminhtuan_hn@yahoo.com hoặc số điện thoại: 0912313977 (Từ 9h – 10h tối hàng ngày). Thời gian hướng dẫn làm KLTN vào chiều thứ năm hàng tuần từ 14h – 16h tại Bộ môn Lý luận – Lịch sử nhà nước và pháp luật, tầng 4 nhà E1 Khoa Luật ĐHQGHN.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể giúp sinh viên hoàn thành KLTN. Những chỉ dẫn dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, định hướng và không làm hạn chế tính sáng tạo, sự tự do trong khoa học của sinh viên.